10 Trò chơi cho học sinh tiểu học bổ ích nhất

Game 2k2k - Gợi ý trò chơi cho học sinh tiểu học dùng trong các buổi học ngoại khóa, giải trí trong giờ học hoặc sử dụng các trò chơi cho học sinh tiểu học này trên xe đi du lịch ngoại khóa hết sức bổ ích và vui nhộn.


1. Trò chơi khởi động đầu tiết học: Gió thổi (trái, phải, trước, sau)

Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.
Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.
  • Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi.
  • Cả lớp: Về đâu, về đâu?
  • Quản trò: Bên trái, bên trái.
  • Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.
  • Quản trò: Gió thổi, gió thổi.
    Cả lớp: Về đâu, về đâu?
  • Quản trò: Bên phải, bên phải.
  • Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.
  • Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhan

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

2. Trò chơi khởi động đầu tiết học: Ai làm đúng?

Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.
Cách chơi: Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ huy tay của quản trò, lập tức nhóm phải phát ra  tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp…Gà mái kêu cục ..tác…Gà trống kêu ò…ó…o…
Quản trò chỉ tay vào nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm, đọc sai quy định thì phạm luật.
Chú ý: Để  xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại gọi trên nhóm khác, các em sẽ dễ bị nhầm. Ai làm sai sẽ bị phạt.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

3. Trò chơi khởi động đầu tiết học: Bàn tay diệu kì

Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp
Cách chơi: Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

4. Trò chơi khởi động đầu tiết học: “Trời mưa, trời mưa”

Cách chơi:

      Quản trò: (hô): Trời mưa, trời mưa
          Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu)
          Quản trò: Mưa nhỏ
          Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)
          Quản trò: Trời chuyển mưa rào
          Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)
          Quản trò: Sấm nổ
          Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần)

Quản trò: Đã 9 giờ tối
          Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp vào nhau, đưa lên sát má, nghiêng đầu)
          Quản trò: Trời đã sáng tỏ
          Cả lớp: Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy)
          Quản trò: Rủ nhau tới trường
          Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay lên bàn)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

5. Trò chơi khởi động đầu tiết học: Ai nhanh hơn

Mục đích:
  • Ôn tập lại kiến thức đã học đồng thời giới thiệu bài mới.
  • Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết
  • kiệm thời gian.
  • Rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh.
Chuẩn bị:
  • Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.
  • Học sinh: thẻ đúng , sai.
Cách tổ chức:
  • Chia lớp làm 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ , cử 4 tổ trưởng làm trọng tài và theo dõi chéo, 1 thư ký ghi kết quả.
  • Thời gian: 4 phút
  • Luật chơi: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, yêu cầu để giáo viên đọc từng câu hỏi hoàn chỉnh thì học sinh mới được sử dụng thẻ (đúng hoặc sai) để trả lời. Em nào vi phạm luật là loại kết quả. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên đưa đáp án cho câu hỏi luôn để các em đối chiếu kết quả.
  • Cách tính điểm: mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm/học sinh, trả lời sai trừ 5 điểm/học sinh. Tổng điểm mỗi đội được ghi lên bảng luôn sau mỗi câu trả lời.
Câu hỏi có thể liên quan đến bài học trước đó, nhằm ôn lại bài cũ trước khi vào bài mới
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

6. Trò chơi khởi động đầu tiết học: Cá bơi cá nhảy

Cách chơi: 
  • Giáo viên hoặc học sinh điều khiển trò chơi
  • Cho cả lớp đứng dậy
  • Làm mẫu - học sinh làm theo
  • Giáo viên nói: "Mặt nước", tay thì đưa ngang làm mặt nước học sinh làm theo, nói to theo
  • Giáo viên hô: "Cá nhảy", làm động tác cá nhảy, tay đưa lên cao, học sinh làm theo và hô: "chíu"
  • Giáo viên hô: "Cá lặn", làm động tác đưa tay xuống học sinh làm theo và hô: "chủm
Chú ý: 
  • Người quản trò nói một đằng làm một nẻo
  • Người quản trò gây mất tập trung cho người chơi
  • Người quản trò làm thao tác nhanh gây lúng túng cho người chơi
  • Những bạn nào làm sai, phải chịu một hình phạt vui vẻ
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

7. Trò chơi Cây sen
Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” - người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái…
- Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác).
- Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…


8. Trò chơi Lời chào
* Nội dung:
Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
- Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
- Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
- Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
- Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
* Cách chơi:
- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo
Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
- Luật chơi: 
+ Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
+ Làm không rõ động tác là sai.
Chú ý:
+ Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
+ Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi..

9. Trò chơi trên máy tính
* Nội dung:
Dùng một máy tính có kết nối mạng, truy cập các trang website game online miễn phí có sẵn ( ví dụ như Game24h.vn, Trò chơi Việt, Game Nhanh)
* Cách chơi:
Lựa chọn một trò chơi và cho các bạn lần lượt chơi tính điểm
10. Trò chơi: cô bảo
Cách chơi:
- Cô: cô bảo, cô bảo.
- Trò: Bảo gì? Bảo gì?
- Cô: cô bảo cả lớp hãy yên lặng....
- Cô bảo cả lớp khoanh tay lên bàn....
- Cô bảo cả lớp hãy lắng nghe cô giảng bài...

/Nguồn: Sáng tác và sưu tầm Internet